top of page

Gross margin: Cách tính và áp dụng (CHI TIẾT)

Updated: Oct 5, 2023



Lợi nhuận là yếu tố đầu tiên mà nhiều nhà đầu tư luôn xem xét để đánh giá khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào con số tuyệt đối và sự tăng trưởng qua các năm thì không phải lúc nào nó cũng cho bạn một cái nhìn đúng đắn về doanh nghiệp.

Để giải quyết hạn chế này, các nhà phân tích chuyên nghiệp thường sử dụng thêm 3 chỉ tiêu:

  • Gross Profit Margin

  • Operating Profit Margin

  • Net Profit Margin

Trong đó:

Chỉ tiêu Gross profit margin (Biên lợi nhuận gộp) là cấp độ đầu tiên đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

Bạn sẽ có được những thông tin hay góc nhìn cụ thể hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu này, củng cố thêm cho các quyết định đầu tư của mình.


Gross Profit Margin (hay Gross Margin) là gì?

Gross Profit Margin, hay Gross Margin (Biên lợi nhuận gộp) là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này cho biết với mỗi đồng doanh thu tạo ra thì doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp, sau khi trừ đi giá vốn hàng bán.


Cách tính Gross Margin?

Trước hết, bạn cần tính Gross profit (Lợi nhuận gộp) bằng cách lấy Revenue (Doanh thu thuần) trừ đi COGS (Giá vốn hàng bán).

Sau đó, lấy Gross profit chia cho Revenue là bạn sẽ có Gross Margin.

Công thức cụ thể như sau:

Hay:

Để dễ hình dung, hãy làm một ví dụ thực tế với cổ phiếu Vinamilk (VNM).


Ví dụ cách tính Gross Margin của Vinamilk (VNM)

Bước 1: Tải về Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bước 2: Xác định Gross Profit

Từ các dữ liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh, bạn hãy tổng hợp và tính Gross profit như sau:

KQKD VNM (6T.2019) tính bằng đơn vị triệu đồng:

  • Doanh thu thuần (a): 27,788,261

  • Giá vốn hàng bán (b): 14,619,313

  • Gross Profit (c) = (a) – (b) = 13,168,948

Hoặc sử dụng ngay chỉ tiêu Lợi nhuận gộp đã được tính sẵn trên báo cáo.


Bước 3: Tính Gross Margin

Ở bước này, bạn chỉ cần lấy Gross Profit chia cho Doanh thu thuần như dưới đây:

KQKD VNM (6T.2019) tính bằng đơn vị triệu đồng:

  • Doanh thu thuần (a): 27,788,261

  • Gross Profit (c): 13,168,948

  • Gross Margin (d) = (c /a)*100 = 47.39%

Như vậy, biên lợi nhuận gộp của VNM trong 6 tháng đầu năm 2019 là 47.39%.

Có nghĩa là…

Trong 6 tháng đầu năm 2019, với 100 đồng doanh thu tạo ra thì VNM thu về được 47.39 đồng lợi nhuận gộp.

 

Gross Margin bao nhiêu là tốt?

Biên lợi nhuận gộp càng cao thì doanh nghiệp làm ăn càng có lãi và hiệu quả.

Nhưng cũng không có nghĩa biên lợi nhuận gộp thấp thì doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Do đó, để đánh giá được chỉ tiêu này bao nhiêu là tốt bạn cần phải đặt trong bối cảnh riêng của mỗi doanh nghiệp và mỗi ngành.

3 đặc điểm sau sẽ giúp bạn đánh giá được Gross Margin của doanh nghiệp đã tốt hay chưa?

1. Gross Margin ổn định qua các thời kỳ

Nhìn chung, các doanh nghiệp đều có xu hướng duy trì Gross Margin ổn định qua các thời kỳ.

Trừ khi có những thay đổi lớn về mô hình kinh doanh hoặc có quá nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập ngành.

Nếu bạn đang phân tích một doanh nghiệp và thấy Gross Margin trong lịch sử khoảng 20% – 25% nhưng đột nhiên giảm xuống 10%, thì bạn cần phải xem xét một cách nghiêm túc. Bất kể biến động đáng kể nào cũng có thể tiềm ẩn các yếu tố như chi phí nguyên vật liệu tăng, dây chuyền sản xuất bị hỏng hóc hay thậm chí gian lận trong chế độ báo cáo. Ngược lại…

Gross Margin tăng đột biến, có thể có một số lý do chính đáng như doanh nghiệp phục hồi sau khủng hoảng hay sự tăng trưởng ấn tượng từ một dòng sản phẩm, ngành kinh doanh.

Điều quan trọng là bạn cần biết chính xác khoản lợi nhuận ấy đến từ đâu và nó được tạo ra bằng cách nào?

Thậm chí, nếu tinh ý bạn có thể sẽ phát hiện ra lợi thế cạnh tranh mới của doanh nghiệp.

Ngoài ra, yếu tố đặc thù của ngành nghề kinh doanh cũng phản ánh rõ nét qua độ ổn định biên lợi nhuận gộp.

Đặc biệt với ngành có tính chu kỳ (Cyclical) cao như Bất động sản thì Gross Margin thường biến động bất thường.


2. Gross Margin có xu hướng tăng qua các thời kỳ

Một doanh nghiệp có Gross Margin tăng qua các thời kỳ là tín hiệu tích cực.

Nó cho thấy hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đã có những cải tiến trong quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm khiến hiệu quả được cải thiện liên tục.

Và điều này cũng hàm ý lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng được củng cố.


3. Gross Margin cao hơn so với trung bình ngành

Gross Margin thấp chưa thể khẳng định một công ty hoạt động kém.

Điều quan trọng là bạn phải so sánh chỉ tiêu này giữa các công ty trong cùng một ngành thay vì so sánh chúng giữa các ngành.

Ví dụ:

Gross Margin của VNM năm 2018 là 46.8%.

Chỉ tiêu này của CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) là 20.9%.

Nếu như VNM là doanh nghiệp số 1 ngành sữa Việt Nam thì HPG cũng là “ông vua” của ngành Thép.

=> So sánh chỉ tiêu Gross Margin giữa 2 doanh nghiệp này sẽ chẳng cung cấp thêm cho bạn một góc nhìn sâu sắc nào hơn về VNM hay HPG.

Nhưng nếu bạn so sánh giữa HPG với các doanh nghiệp khác trong ngành Thép, bạn sẽ nhận thấy ngay sự nổi trội của HPG trong ngành.

Theo W.Buffett, những doanh nghiệp có Gross Margin vượt trội so với trung bình ngành luôn tồn tại một “Economic moats” – lợi thế cạnh tranh giống như con hào bao quanh lâu đài.

Đó là những doanh nghiệp mà bạn nên bỏ công tìm kiếm.

Những doanh nghiệp với lợi thế cạnh tranh bền vững và hoạt động xuất sắc trong lĩnh vực của mình.

 

Lời kết

Gross Margin là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi đơn giản nhưng vô cùng mạnh mẽ.

Để sử dụng hiệu quả chỉ tiêu này, bạn cần đánh giá trên các khía cạnh khác nhau như xu hướng, tính ổn định và so sánh tương quan trong ngành.

Bên cạnh đó, khi kết hợp thêm với các chỉ số định giá như chỉ số P/S bạn sẽ đánh giá được một cổ phiếu đang đắt hay rẻ hơn so với các đối thủ khác trong ngành.

Mặc dù vậy, Gross Margin mới chỉ là cấp độ đầu tiên đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này cao không đảm bảo lợi nhuận sau cùng bạn thu được cũng cao tương ứng.

Do đó, bạn vẫn cần phải đánh giá thêm Operating Profit MarginNet Profit Margin là những chỉ tiêu đã phản ánh đầy đủ các chi phí còn lại như chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và thuế.

Nguồn: GoValue


2 Comments


Lily Parker
Lily Parker
Oct 17

Cảm ơn bài viết rất chi tiết về cách tính và áp dụng Gross Margin! Mình nghĩ đây là một chỉ tiêu cực kỳ quan trọng giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là khi so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Phần phân tích về việc Gross Margin ổn định hoặc tăng trưởng qua các thời kỳ thật sự rất hữu ích để nhận diện những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững. Mình cũng đồng ý rằng chỉ riêng Gross Margin không đủ để đánh giá toàn diện khả năng sinh lợi, nhưng kết hợp với các chỉ số khác như Operating Profit…

Like

fenahy
fenahy
Sep 06

Neimorvine products I only found here - https://mcdonaldpaper.com/fineline-settings-9221-ll-22-inch-platter-pleasers-pet-dome-lid-24-cs/ , I like to play around and take a lot of food with me so that I have enough to eat on my hike and I close and store the food in these plastic trays from this cool site where I order everything for myself, as for these trays, they are really high quality and very cool, I definitely recommend them to you!

Edited
Like
bottom of page