top of page

Hệ số Z-score: Công cụ hữu ích đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp

Updated: Nov 18

Trong thế giới đầu tư, việc đánh giá sức khỏe tài chính không chỉ giúp nhà đầu tư nhận diện các rủi ro tiềm ẩn mà còn giúp nhà đầu tư lựa chọn những cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng bền vững. Một chỉ số quan trọng hỗ trợ đưa ra đánh giá có độ chính xác cao về khả năng tồn tại của doanh nghiệp: đó chính là Z-Score.

I. Z-Score là gì?

A. Định nghĩa Z-Score

Mô hình hệ số Z-Score của Altman (1968) là một công cụ giúp dự đoán khả năng phá sản của doanh nghiệp trong tương lai gần, dựa trên 5 biến khác nhau.

  • Công thức này tính đến tỷ lệ lợi nhuận, đòn bẩy, thanh khoản, khả năng thanh toán và hoạt động. 

  • Z-Score gần bằng 0 cho thấy công ty có thể đang trên bờ vực phá sản, trong khi điểm trên 3 cho thấy công ty đang có vị thế tài chính vững chắc.


B. Công thức tính Z-Score

Người ta có thể tính Z-Score như sau:

Z = 1.2 × A1​ + 1.4 × A2​ + 3.3 × A3​ + 0.6 × A4​ + 1.0 × A5

Trong đó:

  • A1​: Vốn lưu động (Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn) / Tổng tài sản

  • A2​: Lợi nhuận chưa phân phối / Tổng tài sản

  • A3​: EBIT (Lợi nhuận trước lãi vay và thuế) / Tổng tài sản

  • A4​: (Giá thị trường của cổ phiếu * Số lượng cổ phiếu lưu hành) / Tổng nợ

  • A5​: Doanh thu / Tổng tài sản


Tại sao Z-Score lại quan trọng trong đánh giá sức khỏe tài chính?
Mô hình Altman's Z-Score

Sau khi đã tính toán được hệ số nguy cơ phá sản rồi, các nhà đầu tư sẽ đối chiếu với các giá trị sau:

  • Nếu Z ≥ 2.99 thì doanh nghiệp có tài chính lành mạnh

  • Nếu 1.81 < Z < 2.99 thì doanh nghiệp không có vấn đề trong ngắn hạn, tuy nhiên cần phải xem xét điều kiện tài chính một cách thận trọng

  • Nếu Z ≤ 1.81 thì doanh nghiệp có vấn đề nghiêm trọng về tài chính.


II. Tầm quan trọng của Z-Score trong phân tích tài chính doanh nghiệp

Z-Score được tính toán dựa trên số liệu từ nhiều khía cạnh của doanh nghiệp, khiến nó trở thành thước đo quan trọng về sức mạnh tài chính của công ty.


A. Dự đoán khả năng phá sản

Một trong những lý do chính khiến Z-Score trở nên quan trọng hơn lợi nhuận là khả năng dự đoán rủi ro phá sản.

Ở Hoa Kỳ, có khoảng 95% doanh nghiệp phá sản được dự báo nhờ Z-Score trước ngày phá sản một năm. Tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 74% cho những dự báo trong vòng 2 năm.

Trong khi đó, lợi nhuận có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tạm thời và không phản ánh toàn diện tình hình tài chính.

Ví dụ: Một công ty có lợi nhuận cao nhưng nợ nần chồng chất có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ, dẫn đến khả năng phá sản cao hơn so với một công ty có lợi nhuận thấp nhưng có tình hình tài chính ổn định.


B. Đánh giá toàn diện hơn

Z-Score tích hợp nhiều yếu tố tài chính khác nhau (vốn lưu động, lợi nhuận chưa phân phối, EBIT, v.v.) để đưa ra cái nhìn tổng quát về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Trong khi lợi nhuận chỉ phản ánh một khía cạnh, Z-Score xem xét các yếu tố như vốn lưu động, hiệu quả sử dụng tài sản và tỷ lệ nợ.


C. Nhận diện rủi ro tiềm ẩn

Z-Score cũng giúp nhận diện các yếu tố tiềm ẩn khác như tỷ lệ nợ cao, vốn lưu động thấp và khả năng sinh lời kém mà lợi nhuận không thể hiện rõ ràng. Những yếu tố này thường là dấu hiệu cảnh báo cho nhà đầu tư về sự bất ổn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.


IV. Sử dụng công cụ phân tích Z-Score trên website FireAnt

FireAnt đã có sẵn tính năng phân tích hệ số nguy cơ phá sản Z-Score giúp nhà đầu tư có thể nhanh chóng nắm bắt đầy đủ thông tin và so sánh cực kỳ nhanh chóng.


Nhà đầu tư chỉ cần:

Truy cập https://fireant.vn/analysis >> Thêm tính năng Z-Score vào trang >> Nhập mã cổ phiếu cần phân tích.

FireAnt Z-Score
Tình năng Phân tích Z-Score của website fireant.vn

Chỉ với các thao tác đơn giản, bạn hoàn toàn có thể quan sát đầy đủ các chỉ số, tham khảo đánh giá chung của FireAnt về tình hình của công ty, so sánh các chỉ số với doanh nghiệp cùng ngành.


VI. Kết luận

Z-Score không chỉ giúp nhà đầu tư nhận diện rủi ro mà còn cung cấp cái nhìn sâu sắc về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp mà lợi nhuận đơn thuần không thể làm được. Việc kết hợp cả hai yếu tố này sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đúng đắn hơn trong quá trình đầu tư.

Nhà đầu tư mới gia nhập thị trường nên chú ý đến Z-Score như một phần quan trọng trong chiến lược đầu tư của mình, nhằm giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận trong dài hạn. Hãy luôn nhớ rằng sức khỏe tài chính của doanh nghiệp không chỉ nằm ở lợi nhuận mà còn ở khả năng duy trì hoạt động bền vững trong tương lai!

Comments


bottom of page