Bài viết này sẽ cung cấp 9 phương pháp định giá đơn giản mà bạn có thể tự áp dụng ngay trong quá trình đầu tư.
Trước tiên bạn cần hiểu đầy đủ 1 quy trình định giá cổ phiếu bao gồm những gì.
5 bước quan trọng trong định giá cổ phiếu doanh nghiệp
Quy trình định giá cổ phiếu luôn bao gồm 5 bước.
Chú ý: Ở phần này chúng ta sẽ chỉ giới thiệu sơ lược 5 bước chính của việc định giá để bạn hình dung được tổng thể cả quá trình. Những công việc chi tiết sẽ được mô tả ở phần sau.
Bước 1: Hiểu về doanh nghiệp và ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh
Những vấn đề mà bạn cần xác nhận:
Những đối thủ cạnh tranh trong ngành
Những yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của toàn ngành
Lợi thế cạnh tranh (đặc biệt) của doanh nghiệp
Kết quả kinh doanh & hiệu quả hoạt động trong quá khứ
Lấy thông tin ở đâu dễ nhất?
Bạn có thể vào những trang như Investing.com hay FireAnt.vn
Investing.com miễn phí và dễ dàng xuất dữ liệu ra excel để xử lý. Với FireAnt thì dữ liệu có thể lấy được từ Web Platform hoặc FireAnt Excel
Bước 2: Ước lượng kết quả kinh doanh của công ty
Có 2 cách để bạn ước lượng kết quả kinh doanh của công ty: Top-down và Bottom-up.
Top-down
Lấy ví dụ bạn muốn ước lượng doanh thu của doanh nghiệp
Bạn sẽ:
Sử dụng những số liệu vĩ mô liên quan đến ngành nghề kinh doanh của DN
Xác định thị phần của công ty trong ngành/lĩnh vực.
Ước lượng ra số đơn vị sản lượng và giá bán tương đối trong tương lai.
Bottom-up
Bạn sẽ bắt đầu bằng những thông số của chính công ty.
Ước lượng công suất dự kiến của nhà máy, số lượng cửa hàng bán lẻ, xác định sản lượng sẽ bán ra trong tương lai.
Thông thường tôi sử dụng kết hợp cả 2 cách để tìm ra con số hợp lý nhất.
Bạn không có nhiều thời gian?
Đây là vấn đề chung của hầu hết nhà đầu tư cá nhân.
Có 2 giải pháp cho bạn
Xem các ước lượng từ báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán. Liệt kê hết ước lượng của các công ty chứng khoán và sử dụng con số bình quân.
Tham khảo những báo cáo nghiên cứu của GoValue.
Bước 3: Lựa chọn mô hình định giá phù hợp
Không có phương pháp định giá nào phù hợp cho tất cả mọi công ty!
Cách đơn giản nhất là sử dụng những mô hình định giá tương đối (relative valuation models).
Tuy nhiên trong một số tình huống thì những mô hình định giá tuyệt đối (absolute valuation models) sẽ có độ tin cậy cao hơn.
Mô hình định giá tương đối là gì?
Đây là cách định giá cổ phiếu dựa trên những chỉ số định giá như price-to-earnings (P/E), price-to-book value (P/B), price-to-sales (P/S), price-to-cash flow (P/CF) hay price-to-EBITDA (P/EBITDA).
Cách thực hiện:
Xác định một mức hợp lý cho chỉ số định giá dựa trên số liệu của ngành hoặc 1 nhóm những doanh nghiệp tương đồng.
Chúng ta sẽ thảo luận chi tiết hơn ở bước tiếp theo.
Mô hình định giá tuyệt đối là gì?
Bạn sẽ ước lượng lợi nhuận và dòng tiền mà bạn kỳ vọng nhận được trong tương lai nếu nắm giữ cổ phiếu.
Những dòng tiền này sẽ tạo nên giá trị của công ty nhưng là giá trị tương lai.
Vì thế cần sử dụng 1 vài công thức chiết khấu những dòng tiền này về hiện tại.
Khi đó giá trị của cổ phiếu = tổng tất cả những giá trị dòng tiền.
Bạn sẽ nghe thấy một vài mô hình định giá tuyệt đối như:
Chiết khấu dòng tiền (cổ tức, FCFF, FCFE)
Lợi nhuận thặng dư (Residual income)
Sức mạnh lợi nhuận (EPV hay Earning power value)
Katsenelson Absolute PE
Công thức Benjamin Graham
Bạn nên sử dụng mô hình nào?
Thực tế là…
TẤT CẢ!
Tất nhiên là các mô hình sẽ cho ra những kết quả không hoàn toàn giống nhau.
Tuy nhiên việc sử dụng nhiều phương pháp định giá sẽ giúp bạn có nhiều góc nhìn hơn về giá trị doanh nghiệp.
Bước 4: Chuyển đổi những ước lượng thành những yếu tố đầu vào của mô hình
Điều quan trọng nhất ở bước này là bạn cần xác định được những kịch bản phù hợp.
Nguyên tắc quan trọng nhất trong đầu tư là: “Không để mất tiền!”
Do đó tôi thường xác định các yếu tố đầu vào cho mô hình dựa trên 3 kịch bản:
#Base: kịch bản cơ sở
#Conservative: kịch bản thận trọng
#Worst: kịch bản xấu nhất
Những yếu tố đầu vào bạn cần là gì?
Những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: thị phần, tăng trường sản lượng dài hạn, số lượng cửa hàng…
VD: định giá cổ phiếu BSR của GoValue.
Như bạn thấy…
Giá trị cổ phiếu sẽ thay đổi theo từng kịch bản tùy theo các yếu tố đầu vào: giá dầu, biên lợi nhuận gộp và tỷ lệ chi phí tài chính.
Bước 5: Diễn giải kết quả từ mô hình
Giá trị cổ phiếu mà bạn đang cố xác định không phải là 1 con số chính xác mà là một khoảng giá trị hợp lý.
Hãy nhớ kỹ điều này!
Đừng cố gắng gán cho cổ phiếu 1 con số chính xác và cho rằng đó là giá trị của nó.
Tại sao?
Bản thân những yếu tố đầu vào của mô hình chỉ là những giả thiết và niềm tin của bạn.
Những giả thiết này sẽ có sự sai lệch nhất định. Từ đó làm cho những kết quả cũng sẽ có sự sai lệch.
Không ai có thể chắc chắn dự báo chính xác 100% giá trị của cổ phiếu.
Vậy đâu là khoảng giá trị hợp lý?
Trong trường hợp của bạn, giá trị hợp lý của cổ phiếu là khoảng giá trị mà bạn tính toán ra giữa kịch bản #Worst và kịch bản #Base. Như ví dụ BSR ở trên là 13.600 – 22.700 đồng/cổ phiếu.
Nếu giá cổ phiếu BSR đang là 16.000 đồng/cổ phiếu thì tỷ lệ win-loss của bạn sẽ là:
(22.700 – 16.000)/(16.000 – 13.600) = 2.8
Điều này được hiểu là nếu bạn mua BSR ở mức giá 16.000 đồng thì lợi nhuận bạn nhận được nếu “đúng” sẽ gấp 2.8 lần nếu “sai”.
Đấy có vẻ là 1 lựa chọn tốt. Phải không!?
—————————-
Trên đây là 5 bước cần thực hiện khi bạn định giá một cổ phiếu.
Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ đi vào chi tiết các phương pháp định giá.
Comments