Chứng chỉ quỹ (Exchange Traded Fund) là loại chứng khoán xác nhận một phần quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với vốn góp của quỹ đại chúng.
Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán được hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư, nhằm mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đa dạng hóa đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác. Việc đầu tư này mang mục đích phân tán rủi ro.
So sánh chứng chỉ quỹ và Cổ phiếu
Giống nhau:
Là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư và được hưởng lợi nhuận trên phần vốn góp.
Có thể niêm yết trên thị trường chứng khoán để giao dịch.
Khác nhau:
Cách giao dịch chứng chỉ quỹ
Mua bán trực tiếp trên sàn
Giao dịch mua
Bước 1: đăng ký mở tài khoản giao dịch Chứng chỉ Quỹ tại công ty giao dịch ký quỹ
Bước 2: Điền đầy đủ và chính xác các thông tin trên phiếu Đăng ký Mua hoặc đặt lệnh mua online
Bước 3: Thanh toán tiền mua Chứng chỉ Quỹ vào tài khoản của Quỹ tại Ngân hàng giám sát mà công ty chứng chỉ quỹ đưa ra.
Bước 4: Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch và hoàn thành thanh toán tiền mua chứng chỉ quỹ nhà đầu tư sẽ nhận được thông báo kết quả giao dịch mua Chứng chỉ quỹ từ công ty.
Giao dịch bán Chứng chỉ quỹ
Bước 1: Điền thông tin vào phiếu Đăng ký Bán hoặc Đặt lệnh bán online
Bước 2: Nhận Thông báo kết quả giao dịch
Bước 3: Nhận chuyển khoản tiền bán Chứng chỉ quỹ tại ngân hàng của nhà đầu tư theo các thông tin đã được đăng ký trước đó.
Mua bán với số lượng lớn
Trong trường hợp này bạn phải là những người được quỹ ETF được ủy quyền (Athorized Participants – APs), tham gia vào quá trình khởi tạo hoặc hoán đổi chứng chỉ quỹ.
Đây là cách mà các quỹ ETF có thể giữ giá CCQ của mình theo một chỉ số nhất định.
Quy trình cụ thể sẽ được giải thích trong phần tiếp theo, cơ chế hoạt động của quỹ ETF.
Cơ chế hoạt động của quỹ ETF
Sẽ có 3 thành phần tham gia vào quá trình hoạt động của ETF:
ETFs: Các quỹ ETF trên thị trường
APs hay người được ủy quyền: Là những tổ chức, công ty chứng khoán được quỹ ETF uỷ quyền
Thị trường chứng khoán
Hãy hình dung, khi bạn mua CCQ trên thị trường chứng khoán, thức chất chỉ là việc trao tay nhau giữa các nhà đầu tư, bạn không hề làm số lượng CCQ tăng lên.
Vậy những CCQ này được hình thành từ đâu?
Đó chính là công việc của APs. Mỗi ngày, quỹ ETF sẽ công bố số lượng và tỷ trọng từng cổ phiếu để tạo thành một rổ cổ phiếu mà quỹ ETF đó muốn mô phỏng theo.
Ví dụ:
Quỹ VFM mô phỏng theo chỉ số VN30.
Tỷ trọng 30 cổ phiếu được quỹ xây dựng tại ngày 19/11/2019:
Cập nhật rổ cổ phiếu VN30 được xây dựng bởi VFM Tại đây.
Nếu muốn tạo những chứng chỉ quỹ mới, APs chỉ việc mua chính xác từng loại cổ phiếu theo danh được công bố.
Sau đó hoán đổi chúng cho ETFs để đổi lấy các CCQ.
Số lượng CCQ cho một lần hoán đổi ở Việt Nam tối thiểu là 100.000 CCQ.
Việc xây dựng rổ cổ phiếu để mô phỏng theo một chỉ số nhất định, giúp quỹ ETF hình thành hoạt động mua bán chênh lệch giá rất đặc biệt mà bạn không thể tìm thấy được ở quỹ đóng hoặc quỹ mở khác.
Mua bán chênh lệch giá – Arbitrage
Do giá của CCQ của ETF được niêm yết trên sàn chứng khoán, sẽ có thời điểm xảy ra tình trạng giá trị của 1 CCQ tăng lên (do giá trị của rổ chứng khoán tăng – Ví dụ là chỉ số VN30 tăng).
Nhưng do nhà đầu tư không để ý, thị giá của CCQ vẫn chưa tăng lên theo.
Khi đó, APs sẽ mua các CCQ này trên sàn và đem đi hoán đổi lấy cổ phiếu thực với ETFs – Redemption (2)
Và sau đó đem bán số cổ phiếu thực này trên thị trường và hưởng phần chênh lệch giá 0.1 $ (4)
Hành động này tiếp tục được lặp lại, cho tới khi không còn khoảng chênh lệch giá giữa CCQ và và chỉ số VN30.
Do APs đang mua vào CCQ (khiến CCQ có xu hướng tăng lên) và bán ra các cổ phiếu thực (khiến VN30 có xu hướng giảm đi), dẫn tới khoảng chênh lệch này dần về 0.
Ngược lại, khi giá trị thực của CCQ giảm (chỉ số VN30 giảm) nhưng thị giá ETF chưa kịp điều chỉnh.
APs sẽ đi mua các cổ phiếu thực trên thị trường và đem đi hoán đổi với ETFs để tạo thành CCQ mới – Creation (3).
Sau đó bán các CCQ mới này trên thị trường để hưởng khoảng chênh lệch giá 0.1$ (5).
Chính nhờ cơ chế mua bán chênh lệch này mà giá của CCQ ETF luôn neo theo 1 chỉ số nhất định (trong trường hợp này là VN30).
Nếu bạn đang tự hỏi: Vậy mô phỏng theo một chỉ số thì có tác dụng gì?
Tại sao chúng ta không sở hữu luôn các chứng khoản trong rổ chỉ số mà phải mua chứng chỉ quỹ ETF?
Ưu điểm của quỹ ETF
Trong thực tế bạn sẽ rất hay gặp tình trạng phân bổ vốn không hợp lý, những cổ phiếu chiếm tỷ trọng thấp thì lại tăng rất mạnh.
Ngược lại, những cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn lại giảm hoặc không tăng.
Quỹ ETF sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề trên, bởi danh mục đã được xây dựng theo sát chỉ số VN30.
Tính hiệu quả của mô phỏng chỉ số
Đừng coi thường sức mạnh của chỉ số…
Ngay những nhà quản lý quỹ tài năng nhất cũng rất khó để chiến thắng được chỉ số trong dài hạn.
Tại phố Wall, người ta đã thống kê thành tích hoạt động của 355 quỹ đầu tư chủ động từ 1970 đến 2006 so với tỷ suất sinh lợi của chỉ số S&P 500.
Và kết quả là:
233 quỹ dừng hoạt động (do thua lỗ)
72 quỹ có tỷ suất lợi nhuận kém hơn chỉ số S&P 500
24 quỹ có tỷ suất lợi nhuận vượt trội hơn chỉ số S&P 500
Quy tụ những người giỏi thất phố Wall thì cũng chỉ có 24 quỹ (6.7%) là có thể chiến thắng được chỉ số S&P 500.
Cho thấy mọi phương pháp định giá phức tạp, hay những tỷ lệ phân bổ danh mục được tính toán kĩ càng bởi các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp…
Cũng đang dần lu mờ trước tính hiệu quả của chỉ số chung.
Đúng như Warren Buffett đã nói: "Bạn không cần có chỉ số IQ cao để trở thành một nhà đầu tư thành công"
Sự khác nhau giữa quỹ ETF và các quỹ chủ động
Với mục đích hoạt động khác nhau, quỹ ETF và các quỹ chủ động có một số điểm khác nhau nhất định:
Tóm lại, quỹ ETF hoạt động dựa trên nguyên lý cơ bản rằng:
“Quy mô thị trường luôn tăng trưởng trong dài hạn.”
Một vài doanh nghiệp cụ thể khủng hoảng hoặc kinh doanh kém đi không quá quan trọng…
Bởi nó luôn được thay thế bằng các doanh nghiệp khác tốt hơn.
Điều này khá hợp lý nếu bạn nhìn lại thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi thành lập từ năm 2000…
Tới giờ hàng loạt các cổ phiếu “hot” như: HAG, HNG, PVD, FLC, CII đã từng lọt vào rổ chỉ số VN30.
Sau rồi cũng được thay thế bằng những doanh nghiệp hiệu quả hơn như: VIC, VHM, HPG, PNJ, FPT…
Không có gì đảm bảo cho sự tồn tại mãi của các doanh nghiệp mới này.
Nhưng có một điều chúng ta có thể dự báo được là quy mô nền kinh tế ngày càng tăng, quy mô thị trường, vốn hóa doanh nghiệp càng tăng.
Chỉ số VN30 đã tăng gần 3 lần trong vòng 10 năm qua
Kéo theo đó là các chỉ số như VN30 cũng sẽ có xu hướng tăng trong dài hạn.
Các quỹ chủ động tin rằng, họ có thể luôn tìm kiếm được các doanh nghiệp tăng trưởng tốt và thoái vốn ở thời điểm hợp lý.
Tuy nhiên số liệu đã chứng minh ngay cả những bộ óc sừng sỏ nhất phố Wall cũng dần bị chỉ số S&P 500 khuất phục.
Có lẽ đây vẫn vẫn sẽ là nhiệm vụ khó khăn cho các quỹ đầu tư ở Việt Nam.
Lịch cơ cấu danh mục ETF ở Việt Nam
Như đã đề cập ở phần trên, các quỹ ETF sẽ phải review lại danh mục thường xuyên, để đảm bảo tính mô phỏng chỉ số của quỹ.
Ở thời điểm review danh mục, thị trường chứng khoán sẽ có những biến động nhất định.
Dưới đây là lịch review danh mục của một số quỹ ETF lớn tại Việt Nam:
Tiêu chí review hàng đầu của các quỹ ETF này là vốn hóa và thanh khoản của cổ phiếu.
Ví dụ như tiêu chí lọt vào danh mục của FTSE Vietnam ETF:
Thuộc top 92% vốn hóa lớn nhất Vietnam All Share
Vốn hóa trên 25.000 tỷ
Tỷ lệ Free float trên 5%
Room khối ngoại còn lại lớn hơn 2%,…
Tận dụng lịch review của ETF
Tiêu chí Review danh mục của các quỹ ETF này không liên quan gì tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Dẫn tới trường hợp giá cổ phiếu tăng (giảm) mạnh trong thời gian ngắn, thời điểm cơ cấu danh mục của các quỹ ETF.
Tạo ra cơ hội cho những nhà đầu tư hiểu rõ doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đây lại là câu chuyện “con gà, quả trứng” khi những doanh nghiệp có vốn hóa và thanh khoản lớn thường có kết quả kinh doanh tốt và ngược lại.
Do đó GoValue khuyến nghị bạn nên linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể.
Nguồn: Minh Dũng - GoValue
コメント