Hàng hóa (Commodity) là gì?
Hàng hóa là sản phẩm hoặc nguyên liệu thô được thu thập và chế biến để phục vụ cho hoạt động của con người.
Các mặt hàng được giao dịch trong thị trường hàng hóa có thể được chia thành 4 nhóm chính:
Nông sản: Lúa mì, ngô, đậu tương, dầu đậu tương, khô đậu tương ….
Nguyên liệu công nghiệp: Cao su, cà phê, cacao, đường, bông…
Kim loại: Vàng, bạc, đồng, quặng sắt, bạch kim…
Năng lượng: Dầu, khí, xăng…
Có những cách nào để Đầu tư hàng hóa?
1. Đầu tư trực tiếp
Đây là cách phổ biến nhất để đầu tư vào hàng hóa. Ví dụ, nhà đầu tư có thể trực tiếp mua các mặt hàng như vàng và bạc dưới dạng thỏi, miếng hay đồ trang sức. Tuy nhiên, việc đầu tư trực tiếp kéo theo chi phí giao dịch cao và vấn đề khác liên quan đến việc bảo quản, lưu trữ.
2. Mua cổ phiếu của công ty hàng hóa
Thay vì việc đầu tư trực tiếp vào một loại hàng hóa, các nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu của các công ty sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng hóa đó. Ví dụ, nếu bạn muốn kinh doanh năng lượng, bạn có thể mua cổ phiếu của một công ty năng lượng. Giá cổ phiếu sẽ theo sát giá năng lượng.
3. ETF hàng hóa và quỹ tương hỗ
Có rất nhiều ETF và quỹ tương hỗ dựa trên hàng hóa. Chẳng hạn, nếu nhà đầu tư quan tâm tới vàng hoặc bạc, có thể đầu tư vào ETF vàng hoặc bạc.
4. Hàng hóa phái sinh
Hàng hóa phái sinh là cách đầu tư vào các hợp đồng giao dịch mà tài sản cơ sở là hàng hóa. VD: Hợp đồng Ngô, Hợp đồng Cà phê,...
Hàng hóa phái sinh là một kênh đầu tư chính thống, được Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam bảo lãnh và được Bộ Công thương cấp phép. Hiện nay, đầu tư hàng hóa phái sinh đang trở thành xu thế tại Việt Nam.
Có nên đầu tư hàng hóa hay không?
Hàng hóa phái sinh mang lại rất nhiều lợi ích cho Nhà đầu tư:
Hưởng lợi nhuận từ giá cả hàng hóa tăng
Dân số tăng sẽ kéo theo nhu cầu xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng cũng tăng theo. Điều này có tác động đáng kể đến nhu cầu đối với hàng hóa kim loại và năng lượng. Bên cạnh đó, dân số tăng, thức ăn chăn nuôi được tiêu thụ nhiều hơn và nhu cầu về nông sản cũng tăng lên. Khi đầu tư hàng hóa, bạn có thể hưởng chênh lệch giá trên mỗi hợp đồng.
Tránh rủi ro lạm phát
Nếu lạm phát xảy ra đồng nghĩa với việc giá cả hàng hóa tăng lên, đồng thời giá trị tiền tệ giảm xuống. Khi đó, bạn cần nhiều tiền hơn để mua một loại hàng hóa tương tự trong tương lai. Với việc đầu tư trực tiếp vào hàng hóa, bạn không bị ảnh hưởng khi giá cả hàng hóa tăng cao.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Ở Việt Nam, các Nhà đầu tư chủ yếu phân bổ danh mục vào chứng khoán và bất động sản. Vì vậy, nếu thị trường chứng khoán giảm mạnh thì khoản đầu tư của người chơi sẽ bị lỗ rất lớn. Cụ thể, từ thời điểm đạt đỉnh trong tháng 01/2022 đến tháng 10/2022, VN-Index giảm từ 1.519 điểm còn 1.036 điểm, tương ứng giảm 31,8%.
Nhưng nếu các nhà đầu tư chia nguồn vốn của mình vào nhiều loại tài sản, khi thị trường đi xuống, danh mục đầu tư tổng thể sẽ ổn định. Hàng hóa chính là một loại tài sản mà các nhà đầu tư có thể tham khảo để thêm vào danh mục đầu tư của mình.
Tuy nhiên, không kênh đầu tư nào là hoàn hảo.
Đầu tư hàng hóa cũng đem lại rủi ro đến từ việc giá cả hàng hóa có thể biến đổi đột ngột. Giá cả của hàng hóa thay đổi liên tục khi cung và cầu thay đổi trong toàn bộ nền kinh tế thế giới. Chiến tranh ở Ukraine có thể dẫn đến giá ngũ cốc cao hơn trong khi sản lượng dầu ở Trung Đông leo thang có thể làm giảm giá dầu toàn cầu.
Vậy có nên đầu tư hàng hóa hay không?
Câu trả lời là CÓ. Hàng hóa đang là kênh đầu tư có tiềm năng phát triển lớn, cũng như có ưu điểm vượt trội hơn các kênh đầu tư hiện có.
Đặc biệt là Đầu tư Hàng hóa phái sinh với mức lợi nhuận lớn, thanh khoản cao và ít rủi ro do được pháp luật Việt Nam công nhận.
>> Nếu bạn còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay với FireAnt TẠI ĐÂY để được nhận hỗ trợ nhé.
FireAnt là Thành viên Kinh doanh chính thức của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. Với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, hàng hóa, FireAnt luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ các Nhà đầu tư.
Comments