1. Hợp đồng tương lai hàng hóa là gì?
Hợp đồng tương lai hàng hóa (futures contract) là một loại hợp đồng phái sinh, trong đó hai bên thỏa thuận mua hoặc bán một lượng nhất định của một hàng hóa (như dầu, vàng, lúa mì, cà phê…) vào một thời điểm và giá cụ thể trong tương lai.
2. Cách giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa
Để giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa, người tham gia cần có một tài khoản giao dịch tại một công ty môi giới, nộp tiền bảo lãnh và tuân theo các quy định của sàn giao dịch. Người mua hợp đồng tương lai hàng hóa được gọi là người nắm giữ vị thế long (long position), người bán được gọi là người nắm giữ vị thế short (short position). Người nắm giữ vị thế long hy vọng giá hàng hóa sẽ tăng trong tương lai, ngược lại người nắm giữ vị thế short hy vọng giá hàng hóa sẽ giảm.
Hầu hết các hợp đồng tương lai hàng hóa không được thanh toán bằng việc giao nhận hàng hóa thực tế, mà được thanh toán bằng tiền hoặc được chuyển nhượng cho người khác trước khi đến kỳ hạn. Việc thanh toán bằng tiền được tính theo sự chênh lệch giữa giá ký kết và giá kết thúc của hợp đồng. Việc chuyển nhượng cho người khác được thực hiện bằng cách mua hoặc bán một hợp đồng tương lai khác có cùng loại hàng hóa và kỳ hạn, để khớp lại vị thế.
Ví dụ: Vào tháng 1/2023, Công ty A thực hiện lệnh mua 100 000 thùng dầu thô kỳ hạn tháng 12 năm 2023 với giá 70 USD/ thùng, thời điểm thông báo giao nhận là ngày 17/11/2023.
Tại thời điểm trước ngày giao nhận hàng vật chất, giả sử ngày 1/11/2023, giá dầu thô là 80 USD 1 thùng. Thì công ty A có 2 lựa chọn: 1 nhận lô hàng 100 000 thùng dầu thô với giá 70 USD/thùng vào ngày 17/11/2023 hoặc tất toán lệnh dầu trước ngày 17/11/2023 để hưởng phần chênh lệch giá.
3. Đặc điểm của hợp đồng tương lai hàng hóa
Hợp đồng tương lai hàng hóa có những đặc điểm sau:
3.1 Tính pháp lý
Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam hoạt động theo giấy phép sửa đổi bổ sung do bộ Bộ Công thương cấp năm 2018. Thị trường hàng hóa lại là nơi đầu tư an toàn, được pháp luật bảo vệ, không như thị trường Bitcoin hay Forex đều chưa được Nhà nước công nhận. Vì thế nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm khi giao dịch.
3.2. Tiêu chuẩn hóa
Là loại hợp đồng tiêu chuẩn hóa, có các yếu tố như loại hàng hóa, số lượng, chất lượng, thời điểm và địa điểm giao nhận được quy định sẵn bởi sàn giao dịch.
3.3. Đòn bẩy tài chính
Là loại hợp đồng có đòn bẩy (leverage), cho phép người tham gia giao dịch với một số tiền lớn hơn nhiều so với số tiền bảo lãnh. Khi tham gia hợp đồng, nhà đầu tư có thể thu được khoản lợi nhuận cao chỉ với số tiền đầu tư vừa phải, phù hợp. Đặc biệt, nhà đầu tư chỉ cần đáp ứng yêu cầu ký quỹ.
3.4. Dễ đóng vị thế
Nhà đầu tư tham gia hợp đồng có thể thực hiện đóng vị thế bất cứ lúc nào bằng cách tham gia vị thế ngược đối với hợp đồng tương tự. Điều đó sẽ giúp người sử dụng hợp đồng tương lai có thể linh hoạt trong việc dùng nguồn vốn.
3.5. Tính thanh khoản
Là loại hợp đồng có tính thanh khoản cao, do có nhiều người tham gia giao dịch và có thể mua bán dễ dàng trên sàn giao dịch.
4. Lợi ích của hợp đồng tương lai hàng hóa
Hợp đồng tương lai hàng hóa có những ưu điểm như:
4.1 Giao dịch dễ dàng, thuận tiện
Nền tảng giao dịch CQG giúp nhà đầu tư thuận tiện trong vấn đề sử dụng được trên tất cả các nền tảng (web, app,...). Bên cạnh đó, thời gian giao dịch 24/5, do đó cơ hội sinh lời là rất nhiều.
4.2. Lợi nhuận cao nhờ tỷ lệ đòn bẩy cao
Khi tham gia hợp đồng tương lai, bạn sẽ thu được những khoản lợi nhuận cao với số vốn đầu tư rất nhỏ. Nếu nhà đầu tư muốn bán hay mua hợp đồng thì chỉ cần đáp ứng được yêu cầu ký quỹ, với cam kết tài chính đảm bảo thực hiện hợp đồng.
4.3. Công cụ phòng vệ rủi ro (hedging)
Giao dịch hợp đồng tương lai cho phép người tham gia phòng vệ (hedge) rủi ro giá của hàng hóa, bằng cách khớp lại vị thế ngược chiều với vị thế thực tế của họ trên thị trường thực.
4.4. Có thể mua/bán liên tục trong ngày
Khác với thị trường cổ phiếu giao dịch T+2.5, trong hợp đồng tương lai, nhà đầu tư có thể ngay lập tức đóng vị thể vừa mở (dù ở vị trí mua hay bán). Vì thế, nhà đầu tư có thể liên tục mở và đóng vị thế trong phiên giao dịch để kiếm lợi nhuận dựa trên mọi biến động của thị trường.
4.4. Giao dịch 2 chiều, cơ hội tìm kiếm lợi nhuận khi thị trường giảm điểm
Giao dịch hợp đồng tương lai cho phép người tham gia kiếm lời từ sự biến động của giá hàng hóa, bằng cách dự đoán xu hướng tăng hoặc giảm của giá và mua hoặc bán hợp đồng tương lai tương ứng nên nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận cả khi thị trường tăng hay giảm điểm.
>> Nếu bạn còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay với FireAnt TẠI ĐÂY để được nhận hỗ trợ nhé.
FireAnt là Thành viên Kinh doanh chính thức của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam. Với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, hàng hóa, FireAnt luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ các Nhà đầu tư.
Comments