Thị trường hàng hóa phái sinh là gì?
Khi tham gia vào thị trường hàng hóa phái sinh, nhà đầu tư sẽ thực hiện những hình thức giao dịch liên quản đến các sản phẩm hàng hóa phái sinh bao gồm bốn loại sản phẩm chính.
Trên thị trường hàng hóa phái sinh, có bốn loại sản phẩm chính đó là hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi và hợp đồng quyền chọn. Dựa vào những chỉ số có mặt trên sở giao dịch giao dịch hàng hóa, các nhà đầu tư sẽ đưa ra thực hiện các hình thức giao dịch hàng hóa.
4 loại sản phẩm trên thị trường hàng hóa
Hợp đồng kỳ hạn: Loại hợp đồng này sẽ kết thúc và hết hiệu lực trong một thời gian đã được xác định trước trong tương lai,
Hợp đồng tương lai: Thời gian giao dịch, mua bán sẽ được định trước tại 1 thời điểm điểm nào đó trong tương lai. Ngoài tên gọi Hợp đồng tương lai, loại hợp đồng này còn được gọi là Hợp đồng tiêu chuẩn.
Hợp đồng quyền chọn: Người mua/bán sẽ có quyền chọn bán trước, mua sau hay bán sau, mua tước.
Hợp đồng hoán đổi: Hai bên mua và bán sẽ thỏa thuận để trao đổi dòng tiền này thay thế cho dòng tiền kia.
Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam mới chỉ có sự xuất hiện của Hợp đồng tương lai khi giao dịch hàng hóa phái sinh tại Sở giao dịch Hàng Hóa.
Các nhóm ngành/ mặt hàng trên thị trường hàng hóa phái sinh
Hiện nay, có 4 nhóm mặt hàng đầu tư chính đó là: nguyên liệu công nghiệp, kim loại, năng lượng và nông sản.
Đối tượng tham gia trong thị trường hàng hóa phái sinh
Nhà phòng hộ: Nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro (hedging) - Phòng ngừa rủi ro giá cả thay đổi, lên xuống thất thường
Chuyên gia: những người tham gia vào thị trường sẽ phân tích và đánh giá, đưa ra góc nhìn, nhận định của mình về thị trường MXV
Nhà đầu cơ: Những người tham gia đầu tư vào thị trường và tìm kiếm lợi nhuận từ các chênh lệch giá.
Tổng quan về thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam trong năm 2021
Thị trường hàng hóa phái sinh ra đời nhằm đảm bảo giá cả của các mặt hàng nông sản không bị thay đổi quá nhiều đột ngột, giúp bảo vệ lợi ích của những người nông dân và các thương nhân dựa vào dự đoán giá trong tương lai. Ngoài ra, không chỉ có mặt hàng nông sản mà các laoij mặt hàng khác như kim loại, năng lượng,... cũng là sản phẩm của thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh.
Tính đến thời điểm cuối năm 2021, đã có 31 mặt hàng được niêm yết trên MXV và được chia thành 4 nhóm: Nông sản, Năng lượng, Nguyên liệu công nghiệp và Kim loại.
Theo dữ liệu MXV ghi nhận được, so với năm 2020 năm 2021 khối lượng giao dịch hàng hóa tại MXV tăng 55%. Giá trị giao dịch trung bình mỗi ngày đạt 3.500 tỉ đồng. Trong đó, đã xuất hiện nhưng phiên có giá trị giao dịch gấp đôi giá trị trung bình ngày, trở thành mức kỷ lục của thị trường hàng hóa Việt Nam từ trước tới nay.
Trong thời điểm vài năm trở lại đây, MXV đang đưa ra những nhận định rất tích cực về thị trường này trong tương lai gần.
Comments