Chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm thị trường chứng khoán, cách thức hoạt động, thành phần tham gia, phân loại thị trường chứng khoán, đặc điểm thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán là gì?
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, việc mua bán này sẽ dẫn đến việc thay đổi chủ thể sở hữu chứng khoán.
Các thành phần tham gia thị trường chứng khoán
Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN): cơ quan thuộc Bộ tài chính, giúp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Sở giao dịch chứng khoán: hình thức tổ chức thị trường chứng khoán, tạo ra địa điểm, phương tiện phục vụ việc giao dịch trên thị trường chứng khoán
Công ty chứng khoán (CTCK): các công ty được thành lập, hoạt động theo luật, thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo giấy phép do UBCKNN cấp như Môi giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư, tự doanh chứng khoán.
Công ty niêm yết: công ty đại chúng phát hành cổ phiếu và cổ phiếu được phép mua bán trên thị trường chứng khoán
Nhà đầu tư (NĐT): người tham gia giao dịch mua bán trên thị trường chứng khoán
Phân loại thị trường chứng khoán
Thị trường sơ cấp: nơi giao dịch chứng khoán phát hành lần đầu, tạo vốn cho tổ chức
Thị trường thứ cấp: nơi NĐT mua bán các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.
Đặc điểm thị trường chứng khoán
Thị trường có tính liên tục: chứng khoán được mua đi bán lại nhiều lần ở thị trường thứ cấp
Thị trường gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo: NĐT tự do tham gia vào thị trường, không có sự áp đặt giá cả mà giá cả được hình thành dựa trên quan hệ cung-cầu
Giao dịch công khai: NĐT nắm được thông tin về giá cả cổ phiếu, tin tức,... giúp cho thị trường chứng khoán duy trì tính minh bạch
Có tính thanh khoản: NĐT có thể chuyển đổi cổ phần sở hữu thành tiền mặt
Commenti