Giữa một ‘rừng’ các chỉ số tài chính khi phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đâu là những chỉ số đầu tiên mà nhà đầu tư cần quan tâm?
1. Chỉ số P/E (Price to Earning ratio)
Khái niệm
Chỉ số P/E (chỉ số giá trên thu nhập) là chỉ số thể hiện tương quan giữa giá của cổ phiếu trên thị trường và thu nhập trên một cổ phiếu của doanh nghiệp (EPS).
Trong đó EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành
Ý nghĩa
P/E thể hiện mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu.
P/E cao cho thấy việc các nhà đầu tư sẵn sàng trả một mức giá ‘premium’ cho cổ phiếu của 1 doanh nghiệp, thể hiện sự kỳ vọng về việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai.
2. Chỉ số P/B (Price to Book ratio)
Khái niệm
Chỉ số P/B (chỉ số giá trên giá trị sổ sách) là chỉ số thể hiện mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu và giá trị sổ sách của cố phiếu (Book value per share)
Trong đó: Giá trị sổ sách của cổ phiếu = (Tổng giá trị tài sản – Giá trị tài sản vô hình – Nợ) / Số lượng cổ phiếu lưu hành
Ý nghĩa
P/B cho thấy giá cổ phiếu đang cao gấp bao nhiêu lần so với giá trị sổ sách của doanh nghiệp. P/B cao thể hiện thị trường đang kỳ vọng về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai rất tốt nên các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho giá trị sổ sách.
3. Chỉ số ROA (Return on total Assets)
Khái niệm
ROA (tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản) là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.
ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản x 100%
Ý nghĩa
ROA cho thấy tỷ lệ giữa số vốn đầu bỏ ra để kinh doanh và lợi nhuận ròng mang về là bao nhiêu. Chỉ số ROA càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty càng tốt.
4. Chỉ số ROE (Return on Equity)
Khái niệm
ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) là chỉ tiêu đo lường khả năng sử dụng vốn hiệu quả, khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn chủ của doanh nghiệp.
ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu x 100%
Ý nghĩa
ROE cho thấy số vốn sở hữu mà công ty bỏ ra để kinh doanh thu về bao nhiêu lợi nhuận ròng. Chỉ số ROE càng cao thì càng chứng tỏ quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp vô cùng hiệu quả.
Mối quan hệ giữa chỉ số P/B và ROE
Các doanh nghiệp có ROE càng cao, NĐT càng có nhiều kì vọng vào doanh nghiệp, khiến P/B càng lớn. Các nhà đầu tư có thể tìm kiếm những cơ hội đầu tư tốt ở những cổ phiếu có mức ROE tương đương với những doanh nghiệp khác nhưng có chỉ số P/B thấp hơn (rẻ hơn) so với mặt bằng chung của ngành.
👉 Xem nhanh các chỉ số tài chính tại: https://fireant.vn/dashboard (Chọn mã CK > Tài chính)
Các NĐT nên so sánh chỉ số tài chính của doanh nghiệp với trung bình ngành để có được cái nhìn chính xác hơn. Khi phân tích doanh nghiệp, NĐT cần kết hợp nhiều chỉ tiêu, nhiều yếu tố khác nhau.
Comments