WACC là viết tắt của Weighted Average Cost of Capital (hay, Chi phí sử dụng vốn bình quân). Được tính bằng chi phí bình quân với tỷ trọng được lấy theo các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng.
Các loại vốn đó bao gồm:
Cổ phiếu thường
Cổ phiếu ưu đãi
Trái phiếu
Nợ vay
Các khoản nợ dài hạn khác
Bản chất đây là chi phí cơ hội của vốn đối với nhà đầu tư, tính trên số vốn mà họ đầu tư vào doanh nghiệp.
WACC (Chi phí sử dụng vốn bình quân)
được tính toán như thế nào?
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư, doanh nghiệp phải huy động vốn từ nhiều nguồn tài trợ khác nhau. Mỗi nguồn tài trợ sẽ có chi phí sử dụng vốn khác nhau.
Do đó, bạn cần xác định Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC).
Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC được xác định bởi công thức:
WACC = (E/V) x KE + (D/V) x KD
Trong đó:
KE: Chi phí sử dụng vốn cổ phần (1)
KD: Chi phí sử dụng nợ vay (2)
E: Giá trị thị trường của Vốn cổ phần
D: Giá trị thị trường của Nợ vay
V: Tổng vốn dài hạn của doanh nghiệp (V = E + D)
Tax: Thuế suất thuế TNDN
#Cần lưu ý: Cơ cấu nguồn vốn sử dụng (E/V hay D/V) phải là cơ cấu nguồn vốn tối ưu. Được xác định theo giá trị thị trường của doanh nghiệp.
Ví dụ về cách xác định WACC
Chúng ta hãy xem qua ví dụ sau:
Một công ty cổ phần có tổng số vốn 5.000 triệu đồng, được hình thành từ các nguồn sau:
Kết cấu nguồn vốn trên được coi là tối ưu.
Theo tính toán, chi phí sử dụng vốn vay trước thuế là 10%/năm. Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là 13,4%. Thuế suất thuế TNDN là 20%.
Khi đó, Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC:
WACC = 55% x 13,4% + 45% x 10% x (1 – 20%) = 10,97%
Bạn có thể tải file excel tính toán: File tính toán WACC
Xác định Chi phí sử dụng vốn cổ phần
Chi phí vốn cổ phần là tỷ suất sinh lợi mà nhà đầu tư kỳ vọng (hoặc yêu cầu) khi mua cổ phần của doanh nghiệp.
Nguyên tắc căn bản là rủi ro của vốn cổ phần càng lớn thì suất sinh lợi mà nhà đầu tư yêu cầu sẽ càng cao.
Có nhiều phương pháp để tính toán Chi phí sử dụng vốn cổ phần.
Sau đây, GoValue sẽ giới thiệu phương pháp Mô hình định giá tài sản vốn CAPM
Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM)
Mô hình CAPM thể hiện quan hệ giữa suất sinh lợi kỳ vọng của một tài sản so với rủi ro hệ thống của tài sản đó.
KE = Rf + β x (RM – Rf)
Trong đó:
KE: Chi phí sử dụng vốn cổ phần (hay TSSL đòi hỏi của nhà đầu tư đối với cổ phiếu).
Rf: Tỷ suất sinh lời phi rủi ro (thường được tính bằng Lãi suất trái phiếu Chính phủ).
RM: Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của thị trường.
β: Hệ số rủi ro cổ phiếu (đo lường tương quan giữa sự biến thiên suất sinh lợi của cổ phiếu công ty với suất sinh lợi của danh mục thị trường).
Ví dụ: Giả sử tỷ lệ phi rủi ro rf = 5%, hệ số β = 0.84, thu nhập thị trường kỳ vọng là 15%, khi đó:
KE = 5% + 0.84 x (15% – 5%) = 13,4%
Lưu ý:
Bạn sẽ tìm thấy số liệu lãi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam các kỳ hạn tại trang investing.com
Hệ số β của doanh nghiệp xem tại FireAnt.vn
Xác định Chi phí sử dụng nợ vay
Nợ vay là khoản tiền doanh nghiệp vay mượn bên ngoài và phải thanh toán (gốc + lãi) theo ngày thỏa thuận.
Tiền lãi mà doanh nghiệp trả cho khoản vay sẽ được khấu trừ thuế nên sử dụng Chi phí sử dụng nợ vay sau thuế thường được chú ý hơn.
Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều loại trái phiếu, các khoản vay với hình thức khác nhau.
Vì thế, Chi phí sử dụng vốn vay là thước đo hiệu quả để biết được…
Chi phí trung bình mà doanh nghiệp phải trả khi huy động 1 đồng nợ vay là bao nhiêu?
Chi phí sử dụng nợ vay giúp nhà đầu tư hình dung ban đầu về rủi ro của doanh nghiệp.
Thông thường, doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao hơn thường có chi phí sử dụng nợ cao hơn.
Chi phí sử dụng nợ vay được xác định bằng: KD = Lãi suất vay x (1 – Tax)
Nguồn: Hà Trịnh - GoValue
Comments